Hiển thị tin chuyên mục

TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ
[ Cập nhật vào ngày (21/03/2023) ]

Phản vệ là một trong những phản ứng dị ứng tức thì nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong nhanh chóng trong vài giây đến một vài phút, tuy nhiên nếu được cấp cứu kịp thời, đúng cách thì 80 - 90% bệnh nhân sốc phản vệ sẽ được cứu sống.


Để nâng cao năng lực về xử trí phản vệ, giúp hạn chế tai biến, giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong do phản vệ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ đã tổ chức tập huấn thông tư TT51/2017/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ cho hệ thống điều dưỡng của Bệnh viện.

Chương trình có sự chủ trì của BSCKII. Phạm Văn Phương – Phó Giám đốc Bệnh viện, báo cáo viên là ĐDCKI. Lâm Hữu Đức – Trưởng phòng Điều dưỡng và các khách mời gồm BSCKII. Đặng Văn Hải – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, BSCKII. Nguyễn Thành Bích Thảo – Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc và sự tham gia của 400 điều dưỡng của Bệnh viện.

Các học viên đã nắm bắt được các nội dung cơ bản của Thông tư số 51/2017/TT-BYT: Phân loại phản vệ theo quốc tế có các mức độ I, II, III, IV; Dấu hiệu chẩn đoán phản vệ viết ngắn gọn dễ hiểu, dễ chẩn đoán; Đối tượng được phép tiêm adrenaline (độ 2 trở lên) cấp cứu ban đầu được mở rộng khi không có bác sĩ tại nơi xảy ra phản vệ...

BSCKII. Phạm Văn Phương – Phó Giám đốc Bệnh viện cho các học viên cần củng cố lại kiến thức nhận biết sớm các dấu hiệu phản vệ, biết xử lý cấp cứu ban đầu một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả của sốc phản vệ, cách theo dõi bệnh nhân sau sốc, các phương pháp xác định nguyên nhân và quản lý tư vấn cho bệnh nhân và gia đình cách phòng tránh.

Thời gian tập huấn chia thành 03 buổi vào các ngày 14, 16 và buổi cuối cùng vào ngày 21/3/2023.




Tổ Đấu thầu

  In bài viết