hoạt động khoa học

KHẢO SÁT KẾT QUẢ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2014
[ Cập nhật vào ngày (01/10/2015) ]
BS CKI. Trần Văn Phúc
BS CKI. Trần Văn Phúc

Phòng khám ngoại trú Bệnh viện ĐKTP Cần Thơ thành lập từ năm 2004 đến nay số lũy tích: 1.515 bệnh nhân HIV/AIDS (+), lũy tích ARV: 814 ca, đang quản lý: 420 ca trong đó 44 ca chưa điều trị ARV và số ca đang điều trị ARV: 376 ca cho cả hai phác đồ bậc 1 và bậc 2. Việc cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS. Nghiên cứu “Khảo sát kết quả chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS”


KHẢO SÁT KẾT QUẢ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2014

 

                               Trần Văn Phúc, Đào Thanh Tâm, Lâm Thị Thùy Vân, Lư Thanh Liêm

TÓM TẮT

   Phòng khám ngoại trú Bệnh viện ĐKTP Cần Thơ thành lập từ năm 2004 đến nay số lũy tích: 1.515 bệnh nhân HIV/AIDS (+), lũy tích ARV: 814 ca, đang quản lý: 420 ca trong đó 44 ca chưa điều trị ARV và số ca đang điều trị ARV: 376 ca cho cả hai phác đồ bậc 1 và  bậc 2. Việc cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS.

 Nghiên cứu “Khảo sát kết quả chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS” nhằm Mục tiêu: 1- Xác định tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm T-CD4 lần đầu trong 15 ngày, sàng lọc lao lần khám đầu tiên và điều trị ARV trong vòng 30 ngày. 2- Xác định mức độ tuân thủ và tác dụng phụ của thuốc ARV. Đối tượng: 34 bệnh nhân được chẩn đoán HIV/AIDS(+) điều trị thuốc ARV tại phòng khám OPC, Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu. Kết quả và kết luận: Tỷ lệ nam/nữ: 2/1. Tỷ lệ được sàng lọc lao, xét nghiệm T- CD4 trong vòng 15 ngày và  đủ tiêu chuẩn điều trị được uống ARV trong vòng 30 ngày là: 100%. Tuân thủ điều trị: Tuân thủ tốt tỷ lệ đạt: 76.5%, trung bình: 20.6% và tuân thủ kém: 2.9%. Tác dụng phụ của thuốc ARV chiếm tỷ lệ 11,8%. 

Từ khóa: Điều trị HIV/AIDS, tác dụng phụ của các thuốc ARV.

ĐẶT VẤN ĐỀ

   Tại thành phố Cần Thơ tính đến ngày 31/12/2013 đã có 5.300 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống được báo cáo, trong đó có 1.661 bệnh nhân AIDS và tổng số người chết do AIDS: 1.345 người [2]. Phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ được thành lập tháng 9/2004 đến nay số lũy tích: 1.515 bệnh nhân, số lũy tích điều trị ARV: 814 ca, đang quản lý: 420 ca và điều trị ARV: 376 ca cho cả hai phác đồ ARV bậc 1, 2. Tổng số bệnh nhân chưa điều trị ARV: 44 ca. Phòng khám muốn tiếp tục gia tăng số lượng bệnh nhân được chăm sóc, điều trị và duy trì người bệnh ở lại với dịch vụ đặc biệt là bệnh nhân “trước ARV”.    Vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát kết quả chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS” nhằm mục tiêu sau:

   1. Xác định tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm T- CD4 lần đầu trong 15 ngày, sàng lọc lao lần khám đầu tiên và điều trị ARV trong vòng 30 ngày.

   2. Xác định mức độ tuân thủ và tác dụng của thuốc ARV.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Đối tượng: 34 bệnh nhân được chẩn đoán HIV/AIDS(+) điều trị thuốc ARV tại phòng khám OPC, Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ.

Thời gian nghiên cứu:  6 tháng (30/3/2014 - 30/9/2014).

Phương pháp nghiên cứu tiến cứu.

Thu thập và xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê y học.

 

 

 

 

KẾT QUẢ

Bảng 1. Giới tính

 

Giới tính

n = 34

%

Nam

21

62,76

Nữ

13

37,24

 

Nhận xét: Với mẫu n = 34 thì tỷ lệ nam/nữ: 2/1.

Bảng 2. Nhóm tuổi

 

Tuổi

n = 34

%

< 20

01

2,9

20-40

22

64,7

41-60

10

29.5

> 60

01

2,9

 

   Nhận xét: Nhóm tuổi từ 20 - 40 tỷ lệ cao: 64.7%, đây là độ tuổi lao động chính trong gia đình và có: 2,9% trên 60 tuổi.

   Đường lây truyền: Lây truyền HIV do QHTD không an toàn chiếm tỷ lệ cao nhất: 79,4% còn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Oanh và cộng sự [8] tỷ lệ: 86,4% cao hơn chúng tôi sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

   Nghề nghiệp: Không nghề tỷ lệ cao: 47,1%, thứ hai công nhân viên chức: 23,6%,  nội trợ  và làm ruộng thấp: 8,8%.

   Trình độ văn hóa: Cấp II: 44,2%, cấp III: 23,6%. Đặc biệt trình độ đại học: 20,6% và chưa đi học bao giờ: 5,8%.

   Nơi cư trú: Bệnh nhân ở thành thị cao hơn nông thôn tỷ lệ: 2/1.

Sàng lọc lao cho bệnh nhân: Sàng lọc lao: 100%.

   Bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp: Tỷ lệ có NTCH: 61,8%. Còn nghiên cứu của “Lê Vũ Phong và cộng sự - Truyền nhiễm Việt Nam số đặc biệt-2014” Trang: 95 [8] thì NTCH: 40,1% cũng thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi sự khác biệt có ý nghĩa thống kê P < 0.05.

   Xét nghiệm T - CD4 trong vòng 15 ngày kể từ khi đăng ký: Tỷ lệ: 100%, so với nghiên cứu OPC Ninh Kiều tỷ lệ: 82.35% nghiên cứu chúng tôi đạt cao hơn với p < 0,05.

   T - CD4 của bệnh nhân lúc bắt đầu điều trị ARV: Bắt đầu điều trị ARV có T-CD4 < 100 tế bào/ mm3 chiếm tỷ lệ cao nhất: 52,9%, T-CD4: từ 100 - < 250/ mm3 tế bào: 20,6% và T-CD4 từ 250 -  < 350/ mm3tế bào: 26,5%.

   Đủ tiêu chuẩn điều trị được bắt đầu uống ARV trong vòng 30 ngày: 100%

   Biểu đồ 1. Tác dụng phụ của thuốc

 

  

   Nhận xét: 11,8% có tác dụng phụ do thuốc so với nghiên cứu Hosseinipour MC thực hiện cở mẫu 101 bệnh nhân điều trị ARV tại Malawi tác dụng phụ: 8,91% thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi với p < 0.05.

   Kết quả tuân thủ tái khám: Tái khám đúng hẹn tỷ lệ đạt: 91,1% và tái khám không đúng hẹn: 8.9%.

   Kết quả theo dõi cân nặng sau điều trị: Sau khi bệnh nhân được điều trị thuốc ARV tăng cân: 44,2%, không thay đổi số cân là: 32,3% và giảm cân nặng: 23,5%.

   Biểu đồ 2. Tuân thủ điều trị

 

      

 Nhận xét: Mức độ tuân thủ: Tuân thủ tốt tỷ lệ đạt: 76.5%, trung bình: 20.6% và tuân thủ kém: 2.9%.

Liên quan giữa tuân thủ điều trị với tăng cân:  Có liên quan với nhau vì tuân thủ điều trị tốt thì cân nặng sẽ tăng theo và ngược lại tuân thủ kém thì bệnh nhân không những không tăng cân mà còn sụt cân.

BÀN LUẬN

   Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu: Bệnh HIV/AIDS thì nam giới mắc nhiều hơn nữ  giới tỷ lệ: 2/1. Đặc điểm về tuổi nhóm tuổi từ: 20 - 40 tuổi: 64,7% chiếm cao nhất, đường lây truyền do quan hệ tình dục không an toàn: 79,4% còn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Oanh và cộng sự [8] tỷ lệ: 86,4% cao hơn chúng tôi sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nghề nghiệp: Công nhân viên chức bị nhiễm: 23,6%, buôn bán tỷ lệ: 11,7%, nội trợ và làm ruộng tỷ lệ bằng nhau: 8,8%, biệt đặc có tới 47,1% không nghề nghiệp.   Trình độ văn hoá:  Không đi học với số đi học cấp 1 bằng nhau tỷ lệ: 5,8%. Còn trình độ học cấp 2 chiếm tỷ lệ cao: 44,2%, kế đến cấp 3: 23,6% và đại học: 20,6%. Tỷ lệ bệnh nhân bị nhiễm HIV ở thành thị cao hơn ở vùng nông thôn với tỷ lệ: 2/1.

 Đặc điểm về xét nghiệm tế bào T - CD4: Số lượng T-CD4 bắt đầu điều trị ARV: T-CD4 < 100 tế bào/mm3 tỷ lệ: 52,9% còn PKNT Ninh Kiều: 52,3% không có sự khác biệt so với chúng tôi  p > 0,05. Trong nghiên cứu này bệnh nhân được chăm sóc tốt không có trường hợp nào không sàng lọc lao và xét nghiệm T-CD4 trễ thời hạn quy định. Đủ tiêu chuẩn điều trị ARV và được uống ARV trong 30 ngày tỷ lệ đạt: 100%.

Bệnh nhân tuân thủ tái khám đúng hẹn đạt: 91.1% và không đúng hẹn: 8,9% thường là do bệnh nhân đi làm xa về trễ hẹn. Còn mức độ tuân thủ điều trị được ghi nhận: Tuân thủ tốt: 76,5%, trung bình: 20,6% và kém: 2,9% một khi người bệnh tuân thủ ở mức trung bình và kém là một trong những nguyên nhân đưa đến thất bại điều trị ARV. Kết quả điều trị ARV bệnh nhân tăng cân tỷ lệ: 44,3%, không tăng cân: 32,3% và giảm cân sau khi uống ARV là: 23,5%. Thường gặp bệnh nhân có chỉ số cân nặng thấp, dinh dưỡng kém và có số lượng T- CD4 < 100 tế bào/ml.  Qua đó chúng tôi kết luận tuân thủ điều trị có liên quan với sự tăng cân của bệnh nhân và ngược lại. Nếu tuân thủ tốt thì bệnh nhân tăng cân, nếu tuân thủ kém thì không tăng mà còn bị giảm cân sau điều trị. Nhiễm trùng cơ hội tỷ lệ: 61,8%, nghiên cứu của “Nguyễn Thanh Dũng” NTCH: 34,9% thấp hơn so với chúng tôi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Còn nghiên cứu của “Lê Vũ Phong và cộng sự - Truyền nhiễm Việt Nam số đặc biệt-2014” Trang: 95 [8] thì NTCH: 40,1% cũng thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi sự khác biệt có ý nghĩa thống kê P < 0.05. Tác dụng phụ của thuốc ARV tỷ lệ: 11,8% so với nghiên cứu Hosseinipour MC thực hiện cở mẫu 101 bệnh nhân điều trị ARV tại Malawi tác dụng phụ: 8,91% thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi với p < 0.05. Còn nghiên cứu của “Lê Trường Sơn và cộng sự - Truyền nhiễm Việt Nam số 3 (7)-2014” Trang 66 [9] thì tác dụng phụ do ARV: 56,9% (n = 72) cao hơn chúng tôi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0.05.

 

 

KẾT LUẬN

   Nghiên cứu trên 34 bệnh nhân HIV/AIDS(+) tại phòng khám ngoại trú BVĐKTP Cần Thơ có kết quả như sau:

 Bệnh nhân nam/nữ tỷ lệ; 2/1, tuổi mắc bệnh cao nhất từ 20 - 40 tuổi: 64,7%, lây qua đường tình dục không an toàn: 79.4%. học cấp 2 chiếm tỷ lệ cao nhất: 44.2%, kế cấp 3: 23,6% và trình độ đại học: 20.6%. Công nhân viên chức bị nhiễm: 23,6%.

 Xét nghiệm T- CD4 lần đầu trong vòng 15 ngày đạt: 100% và sàng lọc lao lần khám đầu tiên đạt: 100%.

Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn điều trị ARV được uống ARV trong vòng 30 ngày tỷ lệ: 100%. Đáp ứng điều trị: Có tăng cân tỷ lệ: 44,3%, không tăng cân: 32,3% và giảm cân sau khi uống ARV là: 23,5%, tái khám đúng hẹn đạt: 91.1% và không đúng hẹn: 8,9%. Mức độ tuân thủ: Tuân thủ tốt: 76,4%, trung bình: 20,6% và kém: 8,9%.

Kết quả bệnh nhân mắc NTCH trong nghiên cứu chúng tôi: 61,8%. Tác dụng phụ do thuốc ARV tỷ lệ: 11,8%.

KIẾN NGHỊ

   Trong quá trình chăm sóc và điều trị cần quan tâm hơn về tư vấn tuân thủ điều trị, chế độ dinh dưỡng ở bệnh HIV/AIDS. Nên chú ý theo dõi sát phát hiện NTCH và tác dụng phụ do thuốc ARV để xử trí kiệp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS “Ban hành kèm theo Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/08/2009”  Trang 30.

2. Quyết định số 4139/QĐ-BYT ngày 02/11/2011 V/v sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong “ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS “ Ban hành kèm theo QĐ số 3003/QĐ-BYT ngày 13/8/2009 của Bộ Y tế;

3. Thông tư số 32/2013/TT-BYT ngày 17/10/2013 v/v Hướng dẫn quản lý theo dõi điều trị người nhiễm HIV và người phơi nhiễm với HIV;

4. Quyết định số 471/QĐ-BYT ngày 11/02/2014 của Bộ Y tế v/v Ban hành hướng dẫn thực hiện cải tiến chất lượng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS đối với hoạt động khám ngoại trú.

5. Tập huấn tại chổ “ Thu thập và phân tích số liệu cho cải thiện chất lượng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, Cần Thơ từ ngày 07-09/02 năm 2012

6. Tập huấn “ giới thiệu và các bước lập kế hoạch chương trình cải thiện chất lượng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS” TP HCM từ ngày 09-12/3 năm 2012

7. Nguyễn Hữu Chí (2006),  Nhiễm HIV/AIDS, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, Trang 294 – 323.

8. Truyền Nhiễm Việt Nam – Tạp chí hội truyền nhiễm, số đặc biệt – 2014, Trang: 73-74.

9. Truyền Nhiễm Việt Nam – Tạp chí hội truyền nhiễm, số 03(7) – 2014, Trang: 66.

10. Kết quả cải thiện chất lượng chăm sóc điều trị của PKNT Ninh Kiều.

RESULTS OF THE CARE FOR PATIENTS WITH HIV/AIDS IN THE GENERAL HOSPITAL OF CAN THO CITY IN 2014

                      Dao Thanh Tam, Tran Van Phuc, Lam Thi Thuy Van, Lu Thanh Liem

Summary

   Out-patient clinic of the General Hospital of Can Tho City was established on September 2004. Until now, it has received 1,515 HIV/AIDS(+) patients cumulatively, with 814 patients having been under ART. Currently, there are 420 cases under management, including 44 patients without ART and 376 patients with ARV treatment 1.0 and 2.0. Improving the quality of patient care in outpatient clinics are always issues of primary concern in the management and treatment of patients with HIV/AIDS.

For these reasons, we conducted a study on "Results of the care for patients with HIV/AIDS" . Objectives: 1) Determining the proportion of patients with T-CD4 counting in the first 15 days, TB screening in the first examination and ARV treatment within 30 days. 2) Determining the level of compliance and the effects of ARVs. Method: Prospective study with a sample size of 34. Results and conclussions: The proportion of male / female: 2/1. The proportion of patients with TB screening, T-CD4 counts within 15 days, receiving eligibly ARV treatment within 30 days were 100%. The levels of compliance: 76.5% of patients with good compliance, 20.6% with moderate compliance and 2.9% with poor compliance. We have recorded 11.8% of patients with side-effects of ARVs. Recommendations: The results of this study show that the procedure of admitting the patients on ARV treatment has been well done, but the compliance of the patient was not good and the side-effects of ARVs was still recorded with high rate.

Key words: Treatment of HIV/AIDS,  side effects of ARV drugs





Trần Văn Phúc Theo BVDKTPCT

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Sebagian besar pencarian tumpukan pola dari tampilan terkini ini kemungkinan besar adalah peraturan yang terkait dengan replika rolex swiss richard mille .

This website strongly recommends: www.iapac.to http://www.wannawatches.com