hoạt động khoa học

BẢN TIN AN TOÀN Y TẾ SỐ 02: PHÒNG NGỪA TÉ NGÃ TRONG BỆNH VIỆN
[ Cập nhật vào ngày (05/01/2023) ]

Té ngã là tình trạng có thể xảy ra với bất cứ ai ngay cả khi khỏe mạnh, thường xảy ra ở người già yếu, trẻ nhỏ, sơ ý khi di chuyển, những người khuyết tật cần đến các dụng cụ hỗ trợ. Khi đau yếu, việc té ngã rất dễ xảy ra ở bệnh viện do mất thăng bằng. Té ngã ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe đặc biệt là đối với người bệnh.


I. Những trường hợp nào có nguy cơ té ngã trong bệnh viện:

– Người bệnh vừa mới phẫu thuật

– Người di chuyển cần đến dụng cụ hỗ trợ.

– Người già, trẻ em.

– Người khuyết tật.

– Người bệnh động kinh.

– Người có tình trạng ý thức bị lẫn lộn.

– Người mắt nhìn kém, tai nghe kém.

– Rời khỏi giường hay ngồi dậy quá nhanh.

– Đi vào nhà vệ sinh một cách vội vã: mắc tiểu, tiêu chảy…

– Người uống trên bốn loại thuốc trong một ngày, đặc biệt các loại thuốc trầm  cảm và thuốc huyết áp.

– Địa bàn không quen thuộc.

– Đi trên nền nhà trơn ướt.

– Mang giày dép không phù hợp.

– Người bệnh lớn tuổi và trẻ em nằm trên giường bệnh không có thanh chắn.

– Vận chuyển người bệnh không đúng cách.

II. Làm thế nào để phòng ngừa té ngã

  1. Người bệnh:

Tuân thủ các hướng dẫn của nhân viên y tế

Trao đổi với bác sĩ về bệnh tật, báo ngay cho bác sĩ những vấn đề về sức khỏe đang mắc phải: đã bị té ngã lần nào chưa, bị té ngã trong hoàn cảnh nào, tình trạng thị lực và các bệnh mạn tính kèm theo…

Vận động thân thể thường xuyên, tập những động tác thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của nhân viên y tế

Sử dụng dụng cụ hỗ trợ hoặc luôn có người thân bên cạnh để hỗ trợ.

Sử dụng đúng kính đeo mắt và mang giày dép, vừa chân khi đi đứng.

Mang giày dép phù hợp, có độ bám nền tốt.

Nhìn kỹ lối đi xem có chướng ngại vật. Nếu thấy có vật chướng ngại hãy gọi và chờ nhân viên y tế đến giúp đỡ.

Ngồi lên giường hay ghế một cách chậm rãi.

Nằm giường bệnh phải có thanh chắn

2. Nhân viên y tế:

Cảnh báo người bệnh không nên dùng các vật dụng dễ gây té ngã đặc biệt là những vật dụng có bánh xe để hỗ trợ đi lại.

Khi nền nhà ướt hoặc vị trí dễ trơn trợt cần có biển báo cho người bệnh biết.

Kiểm tra thắng của xe lăn tay trước khi người bệnh ngồi hay đứng lên.

Bố trí vật dụng cá nhân ở vị trí dễ tiếp cận để người bệnh dễ lấy.

Hỗ trợ và khuyến khích người bệnh mang kính và giúp bệnh nhân đi lại khó khăn khi di chuyển.

Khi người bệnh dùng thuốc an thần, thuốc ngủ, một số thuốc khác hoặc khi phối hợp với các loại thuốc khác nhau mà tác dụng phụ có thể khiến người bệnh đứng không vững hoặc mất thăng bằng thì phải giải thích cho người bệnh người nhà một cách rõ ràng.

Sắp xếp người bệnh nặng cấp cứu hoặc người già và trẻ em nằm giường bệnh có thanh chắn. Nếu không có thanh chắn thì xếp vào vị trí sát vách tường.

Trường hợp bệnh nhân hôn mê hay kích thích phải có dây cố định tay chân.

Khi vận chuyển bệnh nhân bằng xe nằm hay ngồi phải có nhân viên y tế đi theo và đảm bảo xe không bị hư hỏng. Xê ngồi phải có chỗ để chân và xe nằm có thanh chắn.

III. Xử trí khi có té ngã trong bệnh viện:

  • Kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn (Huyết áp, mạch, hô hấp, nhiệt độ, nhịp thở…)
  • Không di chuyển bệnh nhân cho đến khi nào thiết lập xong ranh giới di chuyển
  • Hỏi bệnh nhân có đau chỗ nào không
  • Yêu cầu bệnh nhân giơ tay lên và hỏi xem có đau không
  • Yêu cầu bệnh nhân giơ chân lên và hỏi xem có đau ở đâu không
  • Kiểm tra xem hai chân bệnh nhân có dài bằng nhau không.

Nếu như bàn chân xoay vào trong hay ra ngoài hoặc bệnh nhân than đau, tuyệt đối không di chuyển bệnh nhân nên cho bệnh nhân được khám để đánh giá thêm

Nếu bệnh nhân có thể di chuyển cử động được các chi hãy giúp bệnh nhân đứng lên và ngồi vào vị trí thăng băng

Kiểm tra các dấu hiệu về chấn thương đầu, mất phương hướng, lú lẫn, hai đồng tử không đều (phần lớn lý do dẫn đến tử vong trong các ca té ngã là do chấn thương đầu thường là xuất huyết dưới màng cứng)

Luôn kiểm tra lại bệnh nhân vài giờ sau khi té ngã để xem có vị trí nào bị đỏ, sưng, nóng hoặc xem bệnh nhân có khó khan cử động hoặc di chuyển các đầu ngón tay, ngón chân. Nếu có cần phải khám để đánh giá kỹ hơn trình trạng của bệnh nhân

Luôn hỏi xem bệnh nhân có thấy khỏe không? Có thấy chóng mặt, tối xầm hay qua mắt không?

Viết báo cáo sự cố nếu cần thiết.




(Phòng Kế hoạch tổng hợp)

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Sebagian besar pencarian tumpukan pola dari tampilan terkini ini kemungkinan besar adalah peraturan yang terkait dengan replika rolex swiss richard mille .

This website strongly recommends: www.iapac.to http://www.wannawatches.com