TIN TỨC BỆNH VIỆN

ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG (YÊU THỐNG)
[ Cập nhật vào ngày (04/03/2021) ]
Ảnh minh họa (nguồn: internet).
Ảnh minh họa (nguồn: internet).

Ðau cột sống thắt lưng là một bệnh lý thường gặp trong thực hành lâm sàng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi trung niên, người già nhưng hiện nay đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa do lối sống thiếu vận động.


Theo Y học hiện đại (YHHĐ), đau thắt lưng gồm các nguyên nhân sau:

+ Nguyên nhân cơ học: căng giãn cơ, dây chằng cạnh cột sống quá mức; thoái hóa đĩa đệm cột sống; thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (CSTL); trượt thân đốt sống, dị dạng thân đốt sống, loãng xương nguyên phát,…

+ Không do nguyên nhân cơ học: đau lưng là triệu chứng của một trong các bệnh khớp mạn tính như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc do nhiễm khuẩn (viêm đĩa đệm đốt sống do nhiễm khuẩn, áp xe cạnh cột sống), ung thư, ung thư di căn (vú, phổi, tuyến tiền liệt, đại tràng…), bệnh đa u tủy xương (Kahler), u vùng cột sống và một số nguyên nhân khác (loét hành tá tràng, sỏi thận, bệnh lý động mạch chủ bụng…).

+ Nguyên nhân khác: stress, rối loạn tâm lý.

 - Chẩn đoán xác định đau thắt lưng dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:

Đau vùng cột sống thắt lưng sau bê vác vật nặng, lao động sai tư thế hoặc có các triệu chứng đi kèm sốt, tê giật hai chân, Trường hợp có chèn ép nặng người bệnh có thể có rối loạn cơ tròn, phản xạ gân xương chi dưới giảm hoặc mất, nếu đau kéo dài có thể có teo cơ đùi và cẳng chân.

Ảnh minh họa (nguồn internet).

 Cận lâm sàng:

  • Các xét nghiệm phát hiện dấu hiệu viêm
  • Xquang
  • Chụp Cộng hưởng từ

Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau thắt lưng thuộc chứng Yêu thống. Thắt lưng là phủ của thận nên đau thắt lưng có quan hệ mật thiết với tạng thận.

NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

- Ngoại nhân:

+ Hàn thấp: Thường gặp ở những người làm việc, sinh hoạt ở nơi ẩm, lạnh lâu ngày hoặc bị cảm phải hàn thấp

+ Thấp nhiệt: Do bị cảm phải tà khí thấp nhiệt hoặc do hàn thấp lâu ngày không khỏi tà khí lưu lại kinh lạc uất lại hóa nhiệt mà gây ủng trệ kinh lạc.

- Bất nội ngoại nhân: Do chấn thương vùng lưng, sai tư thế làm cho khí trệ huyết ứ ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết.

- Nội thương: Can chủ cân, thận chủ cốt tủy, do sức yếu, lao lực quá độ, người già yếu hoặc mắc bệnh lâu ngày làm thận tinh bị suy tổn, can huyết hư không nuôi dưỡng được.

III. ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG

Tùy từng giai đoạn mà bác sĩ ra chỉ định tương ứng với các thể bệnh.

  • Các phương pháp không dùng thuốc
  • Nằm bất động giường cứng
  • Châm cứu, điện châm
  • Xoa bóp bấm huyệt
  • Cấy chỉ,
  • Điều trị bằng nhiệt: sóng ngắn, hồng ngoại, túi chườm…
  • Điều trị bằng điện: điện xung, điện di thuốc…
  • Điều trị bằng siêu âm
  • Kéo giãn cột sống thắt lưng,…
  • Điều trị dùng thuốc

Theo Y học hiện đại

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc giãn cơ vân
  • Thuốc bảo vệ và phục hồi chức năng thần kinh

Điều trị dùng thuốc Y học cổ truyền

Nguyên tắc đều trị: đau lưng do hư suy thì bổ là chính, kiêm thêm điều dưỡng khí huyết: thực chứng thì phải khứ tà hoạt lạc,dùng phương pháp hoạt huyết hoa ứ, tán hàn trừ thấp, thanh tả thấp nhiệt, tùy từng trường hợp mà chọn dùng.

  • Thể hàn thấp yêu thống:
  • Trị pháp: tán hàn trừ thấp, ôn thông kinh lạc
  • Cổ phương sử dụng Bài Thẩm thấp thang.
  • Thấp nhiệt yêu thống
  • Trị pháp: thanh nhiệt lợi thấp, thư cân hoạt lạc
  • Phương dược: Gia vị nhị diệu thang
  • Đau lưng do ứ huyết:
  • Trị pháp: hoạt huyết hoa ú, lý khí chỉ thống
  • Phương dược: thân thống trục ứ thang
  • Đau lưng do thận hư:
  • Trị pháp: Thiên dương hư thì ôn bổ thận dương, thiên âm hư thì tư bổ thận âm
  • Phương dược:Dương hư dùng phương hữu qui hoàn
  • Âm hư dùng phương tả qui hoàn

    Với mỗi thể lâm sàng, tùy từng tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc kê đơn bài thuốc cổ phương, bài thuốc đối pháp lập phương, bài thuốc nghiệm phương để gia giảm thành phần, khối lượng các vị thuốc cổ truyền hoặc kê đơn các thành phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu cho phù hợp với chẩn đoán.

    Khi những phương pháp điều trị nội khoa không thành công thì Ngoại khoa là phương pháp cần can thiệp để không gây những biến chứng có thể xảy ra.

     Cùng với sự phát triển của Y học Khoa Y dược cổ truyền - Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ ứng dụng nhiều phương pháp  điều trị mang lại hiệu quả cao, không để lại những biến chứng nặng nề cho bệnh nhân, mang lại sự an toàn cũng như nâng cao được chất lượng cuộc sống cho người bệnh.   




BS. Nguyễn Thị Bích Nhung - Khoa YDCT - VLTL & PHCN

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức