TIN TỨC BỆNH VIỆN

KỊP THỜI HỒI SỨC CỨU SỐNG SẢN PHỤ THUYÊN TẮC PHỔI
[ Cập nhật vào ngày (26/03/2021) ]

Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ phối hợp với Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ kịp thời hồi sức cấp cứu thành công cứu sống sản phụ bị thuyên tắc phổi. Chiều 26/3, sản phụ P. D. Tr (30 tuổi, ở quận Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ) đã tỉnh táo hoàn toàn, đi lại bình thường và hoàn thành thủ tục xuất viện.


Chúng tôi thật sự xúc động khi nghĩ tới hình ảnh bác sĩ cấp cứu ngừng tuần hoàn. Đây là ca thuyên tắc phổi nặng, nhưng cái kết thật hoàn hảo khi sản phụ bình phục hoàn toàn.

Bệnh nhân Tr nhập viện mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ ngày 21/3. Tuy nhiên, khi chuyển ra hậu phẫu bệnh nhân đột ngột chuyển biến xấu. Bệnh nhân khó thở dữ dội, tím tái, hôn mê, tụt huyết áp rồi choáng nặng, ngưng tim, ngưng thở.

Sản phụ Tr. cảm ơn các bác sĩ đã cứu mình trước khi xuất viện.

Trước khi mổ, sức khỏe chị Tr bình thường, không có bệnh lý về máu, tim mạch. Tuy nhiên, khi mổ và đưa về phòng hậu phẫu, sản phụ lại có dấu hiệu ngưng tim, ngưng thở.

Ngay khi nhận được thông tin, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ hỗ trợ hội chẩn và hồi sức khẩn cấp. Sau ba mươi phút ấn tim và dung vận mạch liều cao, bệnh nhân đã có nhịp tim và có tri giác. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.

Xác định đây là trường hợp bệnh nhân bị thuyên tắc phổi mạch phổi hiếm gặp, diễn biến tình trạng bệnh lý rất nghiêm trọng và phức tạp. Các bác sĩ bệnh viện đã nhanh chóng cho bệnh nhân thở máy, vận mạch và hồi sức chống đông máu.

“Nhờ các bác sĩ đã làm quá tốt bước đầu nên mới giữ được tính mạng của sản phụ, tình trạng bệnh nhân, tạo điều kiện cơ hội thành công những bước tiếp theo” – BSCKII. Phan Thị Phụng cho biết. Sau 5 ngày nằm viện, bệnh nhân đã bình phục sức khỏe, các chỉ số sinh hiệu ổn định.

Nguy cơ tỷ lệ mắc bệnh thuyên tắc phổi ở các mẹ bầu rất thấp, khoảng 0,25 – 0,1%, nhưng có thể tác động tới thai phụ cả trong giai đoạn mang thai lẫn sau khi sinh. Các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra như: Phụ nữ bị tình trạng giãn tĩnh mạch nặng ở chân hay âm hộ, dùng thuốc tránh thai hoặc các liệu pháp estrogen, tiểu đường thai kỳ, thai bị nhiễm trùng, cơ thể bị mất nước dẫn đến tình trạng không đủ lưu lượng máu hoặc mắc chứng tiền sản giật hoặc có vấn đề sức khỏe liên quan đến huyết áp. 

Để tránh nguy cơ huyết khối tĩnh mạch trong quá trình mang thai, thai phụ cần tuân thủ các chỉ định y khoa nhằm đảm bảo sức khỏe thai nhi. Thường xuyên vận động, đi lại để thúc đẩy quá trình lưu thông máu, nên uống nhiều nước và thực hiện các động tác căng cơ chân đơn giản.




Tổ Truyền thông

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức