TIN TỨC Y TẾ

PHÁT HIỆN SỚM VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH
[ Cập nhật vào ngày (07/10/2019) ]
Các bác sĩ đơn nguyên Tim mạch can thiệp thực hiện can thiệp mạch vành cấp cứu cho bệnh nhân.
Các bác sĩ đơn nguyên Tim mạch can thiệp thực hiện can thiệp mạch vành cấp cứu cho bệnh nhân.

Bệnh mạch vành là tên gọi chung của một nhóm các bệnh lý liên quan đến mạch vành - mạch máu duy nhất đến nuôi dưỡng cho cơ tim, nó có thể là xơ vữa mạch vành, thiểu năng vành, suy vành. Bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây tử vong số một trong bệnh lý tim mạch. Bệnh có xu hướng ngày càng tăng ở Việt Nam. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ tìm hiểu về bệnh động mạch vành để giúp cho việc phát hiện bệnh được sớm, phòng bệnh và điều trị có hiệu quả hơn.


Các bác sĩ Đơn nguyên Tim mạch can thiệp thực hiện can thiệp mạch vành cấp cứu cho bệnh nhân. 

  • Bệnh động mạch vành là gì?

Tim là một bộ phận có chức năng bơm máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể. Sự làm việc liên tục, suốt ngày đêm của con người sẽ cần một lượng lớn năng lượng. Động mạch vành là các động mạch dẫn máu (chất dinh dưỡng, năng lượng) đến nuôi tim. Khi lòng động mạch vành bị hẹp đến một mức độ nào đó thì dòng máu đến nuôi tim sẽ không đủ và dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim.

Cơ tim cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, cần được cung cấp đầy đủ máu giàu oxy để hoạt động khi nghỉ cũng như khi gắng sức. Máu được cung cấp cho cơ tim thông qua hệ thống động mạch vành. Các nhánh của động mạch vành được xuất phát từ động mạch chủ. Hệ động mạch vành gồm có động mạch vành phải và động mạch vành trái. Các động mạch vành chia thành các nhánh nhỏ dần tới nuôi dưỡng từng vùng của cơ tim.

Bệnh động mạch vành xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay bị tắc do các nguyên nhân khác nhau (thông thường là do mảng vữa xơ động mạch vành) dẫn đến mạch vành không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ tim. Thường khi động mạch vành bị hẹp ≥50% đường kính lòng mạch lúc đó sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

  • Nguyên nhân và hậu quả

Trong suốt quá trình sống của chúng ta, có rất nhiều yếu tố nguy cơ đã được xác định là nguyên nhân làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, gây ra bệnh mạch vành. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh động mạch vành như: nam trên 50, nữ trên 55 tuổi, tuổi càng cao thì càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh mạch vành; tiền sử gia đình có mắc bệnh; có mắc các bệnh lý đi kèm như: cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì,... Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như: lối sống không lành mạnh, ít vận động, hút thuốc lá, nghiện rượu bia... cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Hẹp lòng động mạch vành sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim, có thể kéo dài. Bệnh nhân sẽ bị cơn đau ngực, suy tim, rối loạn nhịp tim và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp. Khi mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành vỡ ra, sẽ làm bít tắc hoàn toàn động mạch vành và gây ra thiếu máu cơ tim cấp tính, nặng nề, hoại tử cơ tim còn được gọi là nhồi máu cơ tim cấp. Tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim cấp rất cao. Trường hợp bệnh nhân qua được cơn nhồi máu cơ tim cấp có thể sẽ bị suy tim, rối loạn nhịp tim sau nhồi máu cơ tim. Chất lượng cuộc sống giảm sút, tuổi thọ bị rút ngắn.

  • Dấu hiệu nhận biết

Đau thắt ngực là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất để nhận biết bệnh động mạch vành. Đau có cảm giác bó chặt, thắt nghẹt, đè ép hay đôi khi chỉ là cảm giác có một cái gì đó khó chịu trong lồng ngực. Vị trí đau hay gặp là sau xương ức, giữa ngực hoặc vùng tim. Đau có thể tại chỗ hoặc lan lên cổ, hàm, vai hay cánh tay bên trái, ít trường hợp lan ra sau lưng hay vùng cột sống. Cơn đau thường rất ngắn chỉ 10-30 giây hay 1 vài phút; nếu cơn đau kéo dài trên 15 phút là có khả năng đã bị nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, có trường hợp, bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim mà không có triệu chứng đau ngực, gọi là thiếu máu cơ tim yên lặng. Trường hợp này, bệnh nhân có thể có biểu hiện như: hở van hai lá, suy tim, rối loạn nhịp tim.

Triệu chứng của bệnh mạch vành ở phụ nữ thường nhẹ hơn so với nam giới. Trong cơn đau ngực điển hình có thể kèm theo buồn nôn, đổ mồ hôi, mệt mỏi và khó thở. Các dấu hiệu khác có thể xảy ra với bệnh động mạch vành, bao gồm: đánh trống ngực; khó thở; nhịp tim nhanh; mệt mỏi, chóng mặt; nôn và buồn nôn; đổ nhiều mồ hôi...

Khi bị đau thắt ngực, trước hết là cần được nghỉ ngơi ngay lập tức, nghĩa là phải dừng ngay lập tức mọi loại gắng sức, dùng thuốc nitroglycerin dạng ngậm hoặc xịt dưới lưỡi và đến bệnh viện càng sớm càng tốt để có thể được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Đây là động tác cực kỳ quan trọng, giúp cứu sống rất nhiều bệnh nhân, vì chỉ cần một gắng sức rất nhỏ, cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

  • Phương pháp điều trị

Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị thường dùng là điều trị nội khoa và điều trị can thiệp. Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị bằng thuốc; có thể dùng một loại hay phối hợp nhiều thứ thuốc với nhau. Điều trị can thiệp bao gồm: can thiệp động mạch vành qua da và mổ bắc cầu nối. Bản thân bệnh nhân vẫn cần phải tự thay đổi lối sống, sửa chữa các yếu tố nguy cơ tim mạch, đặc biệt là bỏ thuốc lá; điều trị tốt đái tháo đường và tăng huyết áp… để giảm thiểu tối đa những nguy cơ của bệnh mạch vành.

Vì vậy, khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh lý tim mạch, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để tầm soát sớm. Đặc biệt, khi đã phát hiện các bệnh lý về tim mạch, cần phải can thiệp sớm, tuân thủ điều trị của bác sĩ nhằm giúp giảm nguy cơ, có được trái tim khỏe mạnh.

  • Lời khuyên của bác sĩ

Có 2 cách phòng ngừa: Dự phòng tiên phát (nghĩa là dự phòng không cho bệnh xảy ra) và dự phòng thứ phát (tức là dự phòng không cho bệnh tái diễn). Tuy nhiên, dù là cách dự phòng nào cũng cần lưu ý những điều sau:

- Phải thay đổi các thói quen hay lối sống như: Bỏ thuốc lá (nếu hút thuốc); tập thể dục thường xuyên và thích hợp (tốt nhất là hơn 1 giờ/ngày; ít nhất 3 ngày/tuần); tránh stress; ăn giảm muối, không ăn mỡ và các phủ tạng động vật (đặc biệt là lòng hay dạ dày lợn…); hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, tránh tăng cân.

- Điều trị tốt một số bệnh lý có liên quan trực tiếp đến bệnh động mạch vành như: đái tháo đường; tăng huyết áp; rối loạn lipid máu và béo phì.

- Tuân thủ tốt các hướng dẫn điều trị, đặc biệt với các bệnh nhân cần dự phòng tái phát bệnh.




BSCKII. Trịnh Thanh Tâm - Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức

Sebagian besar pencarian tumpukan pola dari tampilan terkini ini kemungkinan besar adalah peraturan yang terkait dengan replika rolex swiss richard mille .

This website strongly recommends: www.iapac.to http://www.wannawatches.com