TIN TỨC BỆNH VIỆN

NHỮNG LOẠI THUỐC KHÔNG ĐƯỢC NGHIỀN, BẺ NHỎ
[ Cập nhật vào ngày (16/04/2020) ]

Một trong những đường dùng thuốc phổ biến nhất là thuốc viên uống. Người bệnh có thể tự uống thuốc mà không cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Vậy, bạn đã biết những loại thuốc nào khi uống không được nghiền hoặc bẻ nhỏ?


Trong thực tế, nhiều người đã tự nghiền nhỏ viên thuốc, bẻ thuốc hoặc mở nang thuốc lấy bột, hạt thuốc bên trong ra cho dễ uống. Việc làm này xảy ra nhiều hơn khi dùng thuốc cho trẻ em và người cao tuổi.  

Thuốc có thể bẻ để chia nhỏ liều thuốc đối với các loại thuốc được thiết kế có đường phân chia trên viên.

Có rất nhiều dạng thuốc viên không nên nhai hoặc nghiền, bẻ nhỏ. Bởi vì việc này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng thuốc, làm thay đổi dược động học của thuốc (hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc) và có thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị hoặc xảy ra độc tính cho người bệnh.

Dưới đây là một số loại thuốc viên được khuyến cáo không nên nghiền hoặc bẻ nhỏ:

1. Thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài

Còn gọi là viên có tác dụng kéo dài, là dạng viên được bào chế đặc biệt để hoạt chất được phóng thích từ từ hoặc phóng thích từng đợt giúp duy trì được nồng độ trị liệu trong một thời gian dài nhờ đó làm giảm số lần sử dụng, tăng hiệu quả điều trị hoặc giảm sự dao động nồng độ, do đó giảm tác dụng phụ hoặc độc tính.

Dấu hiệu nhận biết: ký hiệu trên tên thuốc thường có các chữ viết tắt trong

Bảng 1.

Bảng 1: Kí hiệu nhận biết thuốc giải phóng kéo dài

Kí hiệu

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

LA

Long acting

Tác dụng kéo dài

CR

Controlled release

Phóng thích có kiểm soát

CD

controlled delivery

Phóng thích có kiểm soát

SR

Sustained release

Phóng thích chậm

XL/XR

Extended release

Phóng thích kéo dài

SA

Sustained action

Tác dụng kéo dài

DA

Delayed action

Tác dụng kéo dài

MR

Modified release

Tác dụng kéo dài

ER

Extended release

Tác dụng kéo dài

PA

Prolonged action

Tác dụng kéo dài

Retard

Retard

Chậm

Ví dụ một số biệt dược có ở Bệnh viện Đa Khoa thành phố có các kí hiệu trên: GLUCOPHAGE XR (metformin), Diamicron MR (Gliclazid), Nifedipin Hasan 20 Retard (Nifedipin), Xatral XL (Alfuzosine), Natrilix SR (Indapamide)

Đặc biệt, dạng thuốc này chứa hàm lượng cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng sai có thể gây quá liều nguy hiểm cho bệnh nhân.

2. Thuốc bao tan trong ruột

Viên bao tan trong ruột: Viên có lớp bao không tan trong dịch vị dạ dày, chỉ tan và phóng thích hoạt chất trong ruột. Với loại thuốc viên bao tan trong ruột, rất cần uống nguyên vẹn cả viên.

Bao tan trong ruột nhằm các mục đích sau:

  • Tránh tác động của pH acid trong dịch vị: áp dụng cho một số hoạt chất không ổn định ở pH thấp, ví dụ: các thuốc ức chế bơm proton NEXIUM (esomeprazole), Vacoomez S (esomeprazol), Kagasdine 20mg (omeprazole).
  • Hay ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày (như viên nén bao tan ở ruột aspirin pH=8).

3. Thuốc ngậm dưới lưỡi

Viên ngậm hoặc đặt dưới lưỡi: viên được đặt vào khoang miệng hoặc đặt dưới lưỡi, viên không rã mà hoà tan từ từ để dược chất tiếp xúc lâu, thấm hoặc được hấp thu qua niêm mạc miệng, không được nuốt viên.

Dạng thuốc được bào chế nhằm mục đích giải phóng dược chất ở khoang miệng và được hấp thu trực tiếp vào máu thông qua hệ thống mao mạch dưới lưỡi, thuốc đi thẳng vào hệ tuần hoàn chung và không bị chuyển hóa bước một qua gan.

Với dạng thuốc đặt dưới lưỡi cần lưu ý tuyệt đối không bẻ viên thuốc, nếu làm vậy sẽ phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc, làm hỏng dạng thuốc.

4. Thuốc rất đắng, có mùi khó chịu

  Thông thường những dược chất có đặc điểm trên sẽ được nhà sản xuất bào chế dưới dạng bao phim hoặc bao đường để che lấp mùi vị khó chịu của dược chất. Khi sử dụng những thuốc như vậy, việc nhai, bẻ, nghiền thuốc sẽ làm phá vỡ lớp bao bên ngoài khiến cho người bệnh khó uống hơn. Vì thế nên khuyến cáo người sử dụng không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc để dễ dàng sử dụng và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

VD: Ciprofloxacin (Ciprobay), Cefuroxim (Zinnat), …

Bảng 2. Danh mục thuốc không được nghiền tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ

1. Thuốc phóng thích kéo dài

Aceclofenac CR

Clanzacr

Alfuzosin

ALSIFUL S.R Tablets 10mg, Xatral XL 10mg

Gliclazid

Golddicron, PYME DIAPRO MR, Diamicron MR Tab 30mg 60's, Diamicron MR tab 60mg 30's

Indapamide

Natrilix SR Tab 1.5mg 3x10's

Kali clorid

Kaldyum

Metformin

Metformin Stada 1000mg MR, DH-Metglu XR 1000

Metoprolol

Betaloc Zok (Blister) 50mg 28's, Adalat LA Tab 30mg 30's, Avensa LA, CORDAFLEX

Nitroglycerin

Nitromint

Theophylin

Theostat L.P. 100mg

2. Thuốc bao tan trong ruột

Bisacodyl

Bisacodyl DHG

Diclofenac

DICLOFENAC 75

Esomeprazol

Goldesome, JAXTAS 20, SaVi Esomeprazole 40

Mesalazine

SaVi Mesalazine 500, TIDOCOL 400

Pantoprazol

PANTOSTAD 40, Pantin 40, Pantoloc 40mg

Valproat natri

Encorate

3. Thuốc sủi bọt

Calci carbonat + calci gluconolactat

Calcium VPC 500,Calcium Hasan 250mg

Paracetamol

Paracetamol 500mg, Paracetamol 500mg

 




ThS.DS. Lê Ngọc Anh Pha – Khoa Dược tổng hợp

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức