Khoa dinh dưỡng - tiết chế

KHOA DINH DƯỠNG

Dinh dưỡng hợp lý - Sức khỏe như ý

Địa chỉ: Tầng trệt- Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ

1. Lịch sử hình thành:

- Được thành lập từ tháng 10 năm 2006. 

2. Lãnh đạo khoa:

BSCKI. Đỗ Hồng Nhan - Phó trưởng khoa Phụ trách

3. Chức năng nhiệm vụ:

- Căn cứ  Thông tư số 18/2020/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Y tế Quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện”.

- Căn cứ sự chỉ đạo của Ban Giám đốc bệnh viện.

- Khoa Dinh dưỡng thực hiện các chức năng nhiệm vụ. Cụ thể như sau:

+ Tư vấn, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân nội trú, ngoại trú.

+  Khám và hội chẩn dinh dưỡng đối với những bệnh nhân nặng.

+ Thực hiện chế độ ăn cho bệnh nhân nằm viện phù hợp với từng loại bệnh lý.

+ Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bệnh viện.

+ Tham gia đào tạo nâng cao kiến thức cho nhân viên làm việc tại khoa và nghiên khoa học về lĩnh vực hoạt động.

3. Phạm vi hoạt động của khoa Dinh dưỡng:

3.1 Thế mạnh của khoa

-  Nguồn nhân lực tâm huyết với công việc, ý thức trách nhiệm cao, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Phần mềm tổng hợp suất ăn tiện lợi, nhận thông tin từ các khoa phòng nhanh chóng và liên tục trong ngày.

- Hệ thống bếp ăn được thiết kế một chiều đảm bảo vệ sinh và chất lượng thực phẩm đầu vào lẫn đầu ra.

- Có tủ lưu mẫu thực phẩm riêng biệt theo quy định.

- Dụng cụ chế biến hiện đại, công suất lớn. Đảm bảo đáp ứng kịp thời tiến độ cung cấp số lượng lớn suất ăn hàng ngày.

- Đảm bảo thực hiện công tác dinh dưỡng cho tất cả các khoa lâm sàng:

* Nội khoa:

+ Khoa hồi sức cấp cứu

+ Phẫu thuật gây mê hồi sức.

+ Khoa hồi sức tích cực- chống độc (ICU).

+ Khoa điều trị theo yêu cầu.

+ Khoa Nội Tiêu hóa – Huyết học.

+ Khoa Nội Tim mạch – Lão học.

+ Khoa Nội tiết.

+ Khoa Nội Thần kinh – Cơ Xương Khớp.

+ Khoa Nội Tổng hợp.

+ Khoa Truyền Nhiễm.

+ Khoa Nội Thận TN-LM.

+ Khoa  Y học cổ truyền.

* Ngoại khoa

+ Khoa Ngoại Tổng quát.

+ Khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu.

+  Khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình – Bỏng.

+ Khoa Ngoại Thần Kinh.

+ Khoa Ngoại Thận tiết niệu. 

* Các chuyên khoa khác:

+ Khoa Mắt.

+ Khoa Tai Mũi Họng.

+ Khoa Răng Hàm Mặt. 

3.2 Sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng, tư vấn, chỉ định chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ngoại trú

- Người bệnh khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú được sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng như tình trạng sụt cân, ăn sụt giảm, chỉ số khối cơ thể (BMI) và các yếu tố nguy cơ khác.

- Người bệnh có nguy cơ dinh dưỡng, suy dinh dưỡng hoặc có bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng được tư vấn, chỉ định chế độ dinh dưỡng bệnh lý phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý của mình và ghi vào sổ khám bệnh hoặc hồ sơ bệnh án ngoại trú.

3.3 Khám, chẩn đoán, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chỉ định điều trị và theo dõi tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh nội trú

- Người bệnh được sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng, khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị dinh dưỡng trong 36 giờ tính từ thời điểm nhập viện nội trú và được ghi vào hồ sơ bệnh án.

- Người bệnh có nguy cơ dinh dưỡng phải được đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chẩn đoán, chỉ định chế độ dinh dưỡng bệnh lý, theo dõi và đánh giá lại tình trạng dinh dưỡng trong suốt quá trình điều trị.

- Người bệnh không có nguy cơ dinh dưỡng được sàng lọc lại sau mỗi 07 ngày nằm viện và ghi vào hồ sơ bệnh án.

- Người bệnh được chỉ định chế độ dinh dưỡng hằng ngày phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý, ghi mã số chế độ dinh dưỡng vào tờ điều trị theo quy định tại Quyết định số 2879/QĐ-BYT ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện.

- Người bệnh suy dinh dưỡng nặng, người bệnh được phân cấp chăm sóc cấp I thì bác sỹ điều trị phải hội chẩn với bác sỹ khoa dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng viên để chỉ định và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý.

- Người bệnh phải được hỗ trợ, theo dõi, giám sát việc thực hiện chế độ dinh dưỡng trong suốt quá trình điều trị.

3.4 Tư vấn, truyền thông về dinh dưỡng

- Bệnh viện xây dựng tài liệu tư vấn, truyền thông về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm để truyền thông cho người bệnh, người nhà người bệnh trong bệnh viện.

- Bệnh viện thực hiện tư vấn, truyền thông cho người bệnh, người nhà người bệnh về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.

4. Thành tựu

- Đảm bảo công tác dinh dưỡng của bệnh viện theo các tiêu chí quản lý chất lượng bệnh viện.

- Cung cấp các suất ăn kịp thời, đúng chỉ định, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong qui trình báo ăn cho bệnh nhân nội trú đã được ứng dụng rất hiệu quả.

 5. Mục tiêu phát triển

- Hoàn thiện việc triển khai phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng.

- Tiến tới phục vụ chế độ ăn bệnh lý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho từng cá thể đặc biệt đang nằm điều trị tại bệnh viện.

- Tăng cường công tác truyền thông về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm đối với đơn vị chế biến và cung cấp suất ăn, dịch vụ ăn uống trong bệnh viện.

- Thực hiện công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.

- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong điều trị, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe.

 

 

 

tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc